Hội thảo “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”

24/06/2019

TBV - Chiều ngày 19/6/2019, Tổng Cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội; Trang trại Đồng Quê Ba Vì; Tập đoàn NTEA,… đã tổ chức thành công Hội thảo “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới” tại Trang trại Đồng Quê Ba Vì (Ba Vì Homestead), huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.

Đến dự hội thảo gồm có: ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch; bà Trương Thu Hương, Chuyên viên chính Vụ Lữ hãnh, Tổng Cục Du lịch. Cùng các đại biểu của Bộ Công Thương, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương; Lãnh đạo các Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh thành phố: Hà Nội, Ninh Bình, Hải Dương, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Bình và Hà Nam. Lãnh đạo và cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội; Hiệp hội Làng nghề Việt Nam; Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam; Hiệp hội Du lịch các tỉnh, thành phố: Hà Nội, thái Bình, Phú Thọ và Ninh Bình; UBND huyện Ba Vì, cùng các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, các hãng lữ hành có mặt tham dự hội thảo.
 


Hội thảo Phát triển Du lịch làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới


Ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Du lịch phát biểu khai mạc hội thảo: Cùng với chương trình giảm nghèo bền vững thì chương trình xây dựng nông thôn mới đã được Ban Chỉ đạo các chương trình quốc gia Trung ương giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, trong đó có giao nhiệm vụ cho Tổng Cục Du lịch là Phát triển du lịch nông thôn theo đề án Xây dựng nông thôn mới. Xây dựng dự án, dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với 9 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nhiệm vụ thứ 6 là rà soát, sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quản lý điều hành và nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ, triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia (giai đoạn 2016 - 2020). Trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đề án phát triển du lịch nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nếu đề án được Thủ tướng Chính phủ triển khai thì sẽ có đóng góp tích cực, là giải pháp quan trọng thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp, nông thôn, văn minh, vì nhân dân. 
 


Ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Du lịch


Bà Trương Thu Hương, Chuyên viên chính Vụ Lữ hành, Tổng Cục Du lịch giới thiệu nội dung Đề án “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”. Mục đích của đề án là đề xuất, nêu lên những giải pháp, tạo ra cơ chế dịch vụ ở nông thôn, để người nông dân coi mảnh đất này là đáng sống, đáng cống hiến tại nơi mình sinh ra. Du lịch nông thôn hình thành từ rất lâu, có nhiều sản phẩm du lịch, có nhiều điểm đến hấp dẫn. Các sản phẩm du lịch, làng nghề đã góp phần thu hút khách du lịch đến với Việt Nam, tạo sức hút trong các hoạt động du lịch. Đối với doanh nghiệp đầu tư tư về du lịch nông thôn đã góp phần giải quyết việc làm tại nông thôn. Du lịch nông thôn muốn phát triển thì nó phải có sự khác biệt mà đô thị không có. Du lịch muốn phát triển đồng bộ thì phải có chiến lược, phải có quy hoạch. Du lịch phát triển trên nền tảng của tất cả các ngành khác.
 





Khung cảnh hội thảo


Tiếp đó, bà Tô Thúy Nga đến từ Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương trình bày về “Chính sách phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”: Nông thôn mới là một chương trình phát triển nông thôn toàn diện, gồm 6 nguyên tắc xây dựng nông thôn mới. Một trong những tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới đó là lao động phải có việc làm. Góp phần chuyển dịch lao động nông thôn, tạo việc làm, tăng giá trị tự sản, giá trị văn hóa. 
 


 Bà Trương Thu Hương, Chuyên viên chính Vụ Lữ hành, Tổng Cục Du lịch giới thiệu nội dung Đề án “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”.


Nếu phát triển du lịch nông thôn sẽ góp phần nâng cao đời sống vật chất văn hóa tinh thần cho người dân nông thôn. Rất nhiều sản phẩm nông nghiệp tại các địa phương sẽ thúc đẩy phát triển du lịch. Phát triển du lịch nông thôn là điều kiện căn cơ phát triển nông thôn mới bền vững, tức những giá trị đạt được sẽ được giữ gìn, phát huy. 
 


Bà Tô Thúy Nga đến từ Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương trình bày về “Chính sách phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”.


Phát biểu tại hội thảo, ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nêu lên những quan điểm về xây dựng chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, vấn đề môi trường, chính sách không tiền đối với người dân là rất quan trọng. Vấn đề nông nghiệp, nông thôn cần nêu rõ trong vấn đề phát triển. Bổ sung đối tượng du lịch về nông nghiệp, làng nghề nông thôn, đồng thời thúc đẩy hình thành các tuyến điểm về du lịch nông thôn. Thứ 2 là phải có khu trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề nông nghiệp của Hà Nội và cả nước mà các tuyến điểm, tuor du lịch phải qua đấy. Ngoài ra cũng cần đưa vào phát triển hệ thống các điểm dừng chân, cây xăng với các tiêu chuẩn của nó; các địa điểm sản xuất, các tuyến điểm thăm quan, thắng cảnh,... quy hoạch từng bãi đỗ xe, văn phòng hướng dẫn khách tham quan du lịch. Sản phẩm nông nghiệp làng nghề toàn huyện và phải có trang trại du lịch, giáo dục trải nghiệm, trong đó còn khai thác phát triển du lịch ở các làng nghề, chính doanh nghiệp mới phát triển được homestay, tạo sự khác biệt để phát triển. Về đổi mới về cách tiếp cận chính sách, nội dung này là rất mới, đổi mới tiếp cận đề án chính sách, chế tài pháp lý, khôi phục pháp luật. Chúng ta cần đồng bộ toàn bộ ngành du lịch, lồng ghép các chương trình mục tiêu phát triển du lịch. 
 


Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nêu lên những quan điểm về xây dựng chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp, nông thôn
 


ông Trần Trung Hiếu, Trưởng phòng Quản lý cơ sở lưu trữ, Sở Du lịch Hà Nội trình bày trước hội thảo về “Thực tiễn phát triển du lịch nông thôn trên địa bàn Hà Nội”. Theo đó, tập trung hoàn thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch xanh, du lịch có tác dụng môi trường xã hội, quảng bả, hỗ trợ, xây dựng các tua du lịch đối với các làng nghề truyền thống. Xây dựng chuỗi liên hết doanh nghiệp với các sản phẩm. Hiện nay Sở Du lịch Hà Nội cũng đã tập trung vào các sản phẩm làng nghề.

Ông Nguyễn Đức Dần, Chủ tịch UBND xã Ba Trại (huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) nói về những khó khăn vướng mắc xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn cấp xã. Làng nghề chè Ba Trại gặp một số khó khăn, trong những năm qua có một số những thăng trầm, tuy nhiền làng nghề chè đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. 

Tin và ảnh: Văn Bình