Đòn bẩy nào cho du lịch Lai Châu phát triển?

25/12/2020

“Tuần Du lịch -Văn hóa Lai Châu lần thứ II năm 2020” đã và đang diễn ra với rất nhiều sự kiện ấn tượng, cuốn hút du khách: "Rực rỡ sắc màu Lai Châu" tại Hà Nội vừa kết thúc; "Giải Dù lượn đường trường Putaleng mở rộng năm 2020 và hoạt động Khinh Khí cầu" sẽ khai mạc hôm nay và kéo dài đến 27/12/2020. Đây thực sự là một điểm đến hấp dẫn cuối năm với thời tiết vô cùng thuận lợi cho những ai đam mê khám phá.

 “Tuần Văn hóa du lịch Lai Châu tại Hà Nội” năm 2020 kết thúc tốt đẹp

Diễn ra từ ngày 18-20/12, “Tuần Văn hóa du lịch Lai Châu tại Hà Nội” năm 2020 do UBND tỉnh Lai Châu phối hợp UBND Thành phố Hà Nội tổ chức với chủ đề "Rực rỡ sắc màu Lai Châu" đã kết thúc tốt đẹp và để lại nhiều dấu ấn khó phai về nét đẹp trong văn hóa, con người Lai Châu giữa lòng thủ đô Hà Nội. Sự kiện đã góp phần kết nối Lai Châu với muôn phương và đây là đòn bẩy cho du lịch Lai Châu ngày càng phát triển.

2

Hòa mình trong dòng người, cùng nhảy theo các vũ điệu của Lễ hội đường phố, anh Nguyễn Tiến Trọng, quận Long Biên, Hà Nội cho biết: Tôi rất vui khi được tham gia các hoạt động tại Lễ hội đường phố với nhiều tiết mục mang đậm bản sắc của các dân tộc Lai Châu, vừa lạ, vừa độc đáo. Nhìn các điệu nhảy, múa, xòe của những chàng trai dân tộc khỏe mạnh, những cô gái đẹp một cách mộc mạc cùng chiếc mũ biểu diễn khổng lồ đã cuốn hút tôi cũng như nhiều du khách khác cùng hòa mình vào từng nhịp điệu. Đây thực sự là một Lễ hội đường phố được tổ chức bài bản, công phu, đặc sắc, sôi động và thu hút rất nhiều khán giả tham gia.

don bay nao cho du lich lai chau phat trienChương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề "Rực rỡ sắc màu Lai Châu". Lễ hội đường phố là một trong những hoạt động của “Tuần Văn hóa du lịch Lai Châu tại Hà Nội” năm 2020 nhằm góp phần quảng bá về đất và người Lai Châu đến với công chúng thủ đô, du khách trong và ngoài nước. Đây là một hoạt động thiết thực, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu, góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, tinh thần gắn kết cộng đồng và tình yêu quê hương, đất nước. Lễ hội đường phố đã thu hút nhiều người dân đến xem, nhiều du khách đã hòa mình vào Lễ hội, góp phần đưa Lai Châu đến du khách trong và ngoài nước.

IMG_1724Lễ ký hợp tác phát triển du lịch Lai Châu và Tp Hà Nội tại tuần lễ Du lịch Lai Châu tại Hà Nội 12/2020

Tại “Tuần Văn hóa du lịch Lai Châu tại Hà Nội” năm 2020 đã trưng bày, giới thiệu, quảng bá gần 100 sản phẩm OCOP, nông sản, đặc sản của tỉnh Lai Châu gồm các sản phẩm: Đông trùng hạ thảo sấy khô nguyên sợi; Trà xanh shan Mồ Sì San; Hồng trà shan Mồ Sì San; Gạo tẻ râu Phong Thổ; Chè dây cao nguyên Sìn Hồ; hạt Mắc ca khô, nhân hạt Mắc ca… Đây là các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Lai Châu đã được trưng bày, giới thiệu, quảng bá với du khách trong và ngoài nước. Các gian hàng đã thu hút rất nhiều khách là người dân thủ đô và khách thập phương đến tham quan, mua sắm. Nhiều sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng và bán được với số lượng lớn như nấm đông trùng hạ thảo, gạo, miến… có mặt hàng không đủ bán, còn phải chuyển thêm từ Lai Châu xuống Hà Nội để kịp thời phục vụ nhu cầu của khách.

4117_3

Anh Đào Huy Cương, cơ sở sản xuất nấm đông trùng hạ thảo Huy Cương cho biết: Chúng tôi mang các sản phẩm đông trùng hạ thảo Huy Cương đi trưng bày, giới thiệu, quảng bá và đã bán được số lượng lớn. Khách hàng ở đây rất sành về các sản phẩm, khi xem nấm đông trùng hạ thảo Huy Cương của chúng tôi, mọi người biết ngay đây là sản phẩm chất lượng cao, rất tốt cho sức khỏe nên rất nhiều người đến mua, nhất là những người trung niên và người già. “Tuần Văn hóa du lịch Lai Châu tại Hà Nội” năm 2020 là dịp để chúng tôi giới thiệu sản phẩm của mình tới người tiêu dùng được rộng rãi hơn. Sau sự kiện này, người tiêu dùng biết đến sản phẩm nấm đông trùng hạ thảo Huy Cương nhiều hơn và là cơ hội để chúng tôi mở rộng được thị trường.

Có mặt tại khu vực không gian Nhà Bát Giác, bác Nguyễn Văn Nam, quận Hoàn Kiếm cho biết: Sau khi tham quan quanh khu tổ chức sự kiện của tỉnh Lai Châu, tôi thấy được nhiều nét văn hóa độc đáo của các dân tộc Lai Châu được gìn giữ, bảo tồn; hình ảnh đất và người Lai Châu qua các bức ảnh, không gian văn hóa rất đẹp mắt, phong phú, đậm đà bản sắc của mỗi dân tộc vùng Tây Bắc. Qua đây, giúp tôi tìm hiểu thêm về cuộc sống của người dân Lai Châu nói riêng và người Tây Bắc nói chung.

11Đ/c Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đ/c Giàng Páo Mỷ - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu cùng trải nghiệm tại không gian văn hóa tái hiện lại nét sinh hoạt đời thường của đồng bào dân tộc Mông

Là một trong những người làm du lịch có tiếng, ông Trương Quốc Hùng, Chủ tịch Câu lạc bộ Lữ hành Unesco Hà Nội cho biết: Là người làm du lịch nhiều, dự nhiều sự kiện về du lịch, tôi thấy “Tuần Văn hóa du lịch Lai Châu tại Hà Nội” năm 2020 được tổ chức một cách chuyên nghiệp, quy mô. Lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn sát sao, chuẩn bị chu đáo cho sự kiện. Lãnh đạo của bộ, lãnh đạo đứng đầu của Thành phố Hà Nội rất quan tâm, đã đến tham dự và trải nghiệm các hoạt động “Tuần Văn hóa du lịch Lai Châu tại Hà Nội” năm 2020. Điều đó cho thấy Lai Châu làm rất tốt trong việc kết nối để tổ chức sự kiện, phát triển du lịch nói riêng và kinh tế nói chung. "Tuần Văn hóa du lịch Lai Châu tại Hà Nội” năm 2020 là cầu nối cho các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước đến với Lai Châu nhiều hơn.

Du lịch cộng đồng, điểm nhấn trong phát triển du lịch ở Lai Châu

Du lịch cộng đồng đang được coi là điểm nhấn trong phát triển du lịch ở Lai Châu và Sin Suối Hồ chính là một trong những bản tiên phong.

Ông Hảng A Xà – Chủ tịch HTX du lịch Sin Suối Hồ chia sẻ, trước những năm 90, Sin Suối Hồ từng là bản nghèo nhất Phong Thổ, tỉ lệ người nghiện cao, cuộc sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Khi ấy, Sin Suối Hồ không có điện, không có nước sinh hoạt, không có trạm y tế, không có trường học. Người dân chủ yếu sinh sống bằng làm nương, rẫy, quanh năm vẫn đói nghèo. Bản thân bố và anh trai của ông Xà cũng bị rơi vào vòng xoáy đó. Khi lớn lên, chứng kiến cảnh gia đình, bạn bè như vậy, ông Xà đau đáu nghĩ về một tương lai không có ma túy.

4Cảnh vật và con người Sin Suối Hồ níu chân du khách 

Cảnh vật và con người Sin Suối Hồ níu chân du khách Năm 1995, ông Xà cùng bí thư, chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng và những người có vai vế trong làng đến từng nhà thuyết phục người nghiện bỏ điếu. Sau đó, ông đưa họ lên các lán trại trên nương cai nghiện.

Hàng ngày, người cai sẽ được tiếp tế đồ ăn, nước uống. Mười năm kiên trì bám trụ với mục tiêu, cuối cùng nhiều người cai nghiện thành công, từ bỏ hẳn thuốc phiện. Từ địa điểm “dữ” về ma túy, bản Sin Suối Hồ đã khoác lên mình tấm áo mới. Ông Xà nhận thấy tiềm năng về du lịch nên cùng các cấp chính quyền địa phương giúp bà con gây dựng kinh tế, từng bước thoát nghèo.

Mọi người tích cực trồng trọt, tăng gia sản xuất. Sự thay đổi lớn nhất là khi con đường vào bản dài 5km được đổ bê tông. “So với các nơi khác, Sin Suối Hồ còn giữ gần như nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ. Ban đầu, du khách đến đây, chỉ một số hộ làm du lịch tự phát, manh mún. Con đường hoàn thiện, du khách đến đây đông hơn nên việc phát triển du lịch dần mang tính chuyên nghiệp, quy mô”, ông Xà nói.

Khí hậu Sin Suối Hồ lại mát mẻ, thoáng đãng với cảnh đẹp của mùa lúa chín, mùa hoa dã quỳ nở rộ. Tháng 3-4, du khách ưa khám phá lại tìm đến để săn mây và "check in" trên những cung đường đèo hút tầm mắt. Ở bản làng nằm cheo leo lưng chừng núi này còn có chợ phiên độc đáo, họp vào thứ Bảy hàng tuần.

Ông Hảng A Xà cho biết, điểm đặc biệt ở đây là người dân xây dựng mô hình tự cung tự cấp lương thực. Thịt bò, thịt lợn, thịt gà đến rau cỏ hoàn toàn tự canh tác và trồng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Các loại gia vị như chanh, ớt, quất cũng tự trồng tại hộ gia đình. “Nguồn thực phẩm hoàn toàn là nông sản sạch. Chúng tôi sử dụng an toàn, trước là cho bản thân mình, sau là cho du khách”, ông Xà kể.

Năm 2015, Sin Suối Hồ được tỉnh Lai Châu cấp giấy chứng nhận Khu Du lịch cộng đồng và đạt Nông thôn mới. Cuối năm 2018, bản đã thành lập Hợp tác xã Sin Suối Hồ gồm 12 hộ gia đình tham gia nhằm liên kết, phát triển du lịch.

Bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam và được Hiệp hội Du lịch Việt Nam bình chọn là "Làng du lịch Cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam năm 2019".

5Vẻ đẹp bình dị ở bản làng người H'Mông

Tại Lễ khai mạc "Tuần lễ văn hóa du lịch Lai Châu tại Hà Nội" năm 2020, ông Trần Tiến Dũng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu khẳng định, du khách đến với Lai Châu không chỉ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ của những đỉnh mây ngàn, thác nước đẹp mê hồn và các mỏ nước khoáng nóng phục vụ du khách nghỉ dưỡng chữa bệnh.

“So với các nơi khác, Sin Suối Hồ còn giữ gần như nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ. Ban đầu, du khách đến đây, chỉ một số hộ làm du lịch tự phát, manh mún. Con đường hoàn thiện, du khách đến đây đông hơn nên việc phát triển du lịch dần mang tính chuyên nghiệp, quy mô”, ông Xà nói.

Khí hậu Sin Suối Hồ lại mát mẻ, thoáng đãng với cảnh đẹp của mùa lúa chín, mùa hoa dã quỳ nở rộ, đến đây du khách thoả thích săn mây, check in trên những cung đường đèo hút tầm mắt.

Con đường hoa dã quỳ săn mây và "check in"

Đến Lai Châu vào thời điểm này du khách sẽ được chiêm ngưỡng hoa Dã Quỳ nở vàng rực khắp các triền đồi, dọc hai bên đường. Đây là khoảng thời gian hoa Dã Quỳ nở đẹp nhất. Hãy đến với Lai Châu, du khách sẽ được săn mây vào sáng sớm, khám phá những danh lam, thắng cảnh độc đáo hay chìm đắm trong sắc vàng của hoa Dã Quỳ, ghi lại những hình ảnh đẹp cùng đất và người nơi đây.

4(12)Đến Lai Châu để săn mây và "check in" cùng hoa dã quỳ

Nếu di chuyển từ thành phố Lai Châu đi Lản Nhì Thàng, hay các xã vùng cao Dào San, Sì Lở Lầu huyện Phong Thổ hoặc các địa phương khác, dọc hai bên đường du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng những thảm hoa Dã Quỳ nở vàng rực một góc trời.

Khám phá chợ đêm Tam Đường

UBND huyện Tam Đường vừa tổ chức lễ khai trương chợ đêm Tam Đường nhằm phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn. Chợ đêm được tổ chức vào tối thứ 7 hàng tuần tại khu chợ trung tâm thị trấn Tam Đường với quy mô gần 100 gian hàng, bố trí thành 3 khu chính.

Khu ẩm thực là nơi nấu, chế biến và thưởng thức, khám phá nét văn hóa ẩm thực độc đáo của các dân tộc trên địa bàn huyện như: thắng cố, lạp sườn hun khói, khâu nhục… Khu buôn bán hàng gồm sản phẩm đặc trưng từ các xã, thị trấn trong huyện: chè, miến dong, địa lan, đồ mây tre đan… Khu giải trí là nơi biểu diễn chương trình văn nghệ đặc sắc của các dân tộc, đặc biệt là góc Chợ tình tái hiện nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tây Bắc như hát duyên, múa khèn, ném pao…

6Sản phẩm bàn, ghế của Hợp tác xã mây tre đan Bản Giang (xã Bản Giang, huyện Tam Đường) thu hút du khách tại phiên chợ đêm

Đồng chí Vũ Xuân Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường, Trưởng Ban Tổ chức phiên chợ đêm Tam Đường cho biết: Phiên chợ được tổ chức với mong muốn tái hiện một phần nét đẹp truyền thống của 12 dân tộc trên địa bàn; tạo sân chơi sinh hoạt cộng đồng lành mạnh, bổ ích, góp phần bảo tồn, duy trì giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Đáp ứng nhu cầu giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong cuộc sống, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân trên địa bàn và các vùng phụ cận.

Đồng thời, còn là nơi giới thiệu, quảng bá các sản phẩm truyền thống, mua bán đặc sản địa phương do người dân tự làm đến du khách bốn phương. Qua đó, phát triển làm phong phú, đa dạng thêm các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu thăm quan, mua sắm, khám phá của du khách, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân.

Hôm nay, chính thức khai mạc Giải Dù lượn đường trường PuTaLeng mở rộng năm 2020

Giải Dù lượn đường trường PuTaLeng mở rộng năm 2020 (PuTaLeng XC Open 2020) và hoạt động Khinh khí cầu là hoạt động với quy mô cấp tỉnh sẽ được tổ chức tại huyện Tam Đường và Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu từ hôm nay và kéo dài đến ngày 27/12/2020.

9249d3e97b5e8a00d34f

Giải Dù lượn đường trường PuTaLeng mở rộng năm 2020 và hoạt động Khinh khí cầu có các chương trình: Hoạt động Dù lượn. Theo đó, các phi công cất cánh tại bản Sì Thâu Chải, xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu và hạ cánh tại Sân vận động thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Tham dự giải lần này có gần 100 phi công dù lượn và khoảng 17 phi công và kỹ thuật viên điều khiển Khinh khí cầu của Việt Nam và quốc tế.

5a2bad33838572db2b94
7bd04b7f81c8709629d9Chính thức khai mạc Giải Dù lượn đường trường PuTaLeng mở rộng năm 2020

Cùng với giải dù lượn, còn có hoạt động Khinh khí cầu với 6 khinh khí cầu Mini (chuẩn VSAF) và 1 khinh khí cầu lớn (cấp 7: AX-7 FAI). Hoạt động Khinh khí cầu mang tính trang trí, quảng bá, tạo thêm điểm nhấn cho sự kiện và chỉ bay treo (bay lơ lửng tại chỗ, không bay tự do). Khinh khí cầu sẽ bay treo tại Sân vận động thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường và Quảng trường Nhân dân tỉnh Lai Châu.

Đêm ngày 27/12/2020 sẽ tổ chức đêm hoa đăng mini Khinh khí cầu tại Sân vận động thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường.

Giải Dù lượn đường trường PuTaLeng mở rộng năm 2020 (PuTaLeng XC Open 2020) và hoạt động Khinh khí cầu được tổ chức nhằm mục đích tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu những giá trị văn hóa đặc sắc hấp dẫn, giá trị nổi bật về thiên nhiên, văn hóa, con người Lai Châu tới đông đảo Nhân dân, du khách trong nước và quốc tế. Khẳng định Lai Châu là điểm đến an toàn, hấp dẫn, thân thiện, qua đó kích cầu du lịch, tăng lượt khách tham quan và doanh thu trong hoạt động du lịch, thu hút các nhà đầu tư tạo sự bứt phá mới cho du lịch tỉnh trong xu thế phát triển của du lịch Việt Nam hiện nay.

Đây còn là cơ sở để tiến tới xây dựng hệ thống giải thi đấu Dù lượn đường trường thường niên của tỉnh Lai Châu; thu hút nhiều phi công Dù lượn Việt Nam và quốc tế đến tham gia thường xuyên các hoạt động Dù lượn trên địa bàn Lai Châu; thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của bộ môn Dù lượn ở Việt Nam, kích thích các bộ môn thể thao hàng không khác cùng phát triển ở tỉnh Lai Châu, nơi sở hữu những cảnh quan và không gian bay tuyệt đẹp, góp phần tạo ra sản phẩm du lịch mới cao cấp, phục vụ du khách và công chúng, thúc đẩy du lịch địa phương. Đồng thời tăng cường hội nhập, học hỏi với các hoạt động thể thao Dù lượn của các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

bdd589f075478419dd56

Tạo mối liên kết phát triển du lịch bền vững giữa các địa phương trong tỉnh với các tỉnh bạn; tạo cơ hội để các doanh nghiệp lữ hành tìm hiểu, mở rộng thị trường, xây dựng các tour du lịch mới giới thiệu đến du khách, đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc trong việc giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên để phát triển du lịch. Đồng thời nhằm kích cầu du lịch, thực hiện mục tiêu kép vừa đảm bảo phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế- xã hội.

Nguồn: giadinhvietnam.com